Phân loại các kỹ thuật điều khiển thích nghi Điều khiển thích nghi

Nhìn chung ta nên phân biệt giữa:

  1. Điều khiển thích nghi nuôi tiến
  2. Điều khiển thích nghi hồi tiếp

cũng như giữa

  1. Các phương pháp trực tiếp và
  2. Các phương pháp gián tiếp

Các phương pháp trực tiếp là những phương pháp mà trong đó các thông số ước lượng được trực tiếp sử dụng trong bộ điều khiển thích nghi. Ngược lại, các phương pháp gián tiếp là những phương pháp mà trong đó các thông số ước lượng được sử dụng để tính toán các thông số của bộ điều khiển yêu cầu[1]

Có nhiều loại điều khiển thích nghi phản hồi (cách phân loại có thể thay đổi):

  • Bộ điều khiển thích nghi đối ngẫu [dựa trên lý thuyết điều khiển đối ngẫu]
    • Bộ điều khiển đối ngẫu tối ưu [khó thiết kế]
    • Bộ điều khiển đối ngẫu dưới mức tối ưu
  • Bộ điều khiển thích nghi phi đối ngẫu
    • Phân bố cực thích nghi
    • Bộ điều khiển tìm kiếm cực trị
    • Điều khiển học lặp lại
    • Lập chương trình độ lợi
    • Bộ điều khiển thích nghi mô hình tham chiếu (MRACs) [kết hợp một mô hình tham chiếu xác định đặc điểm vòng kín mong muốn] MRACMIAC
      • MRAC Gradient tối ưu hóa [sử dụng luật địa phương để điều chỉnh các thông số khi kết quả thực tế khác với giá trị tham chiếu. Ví dụ: "luật MIT".]
      • MRAC ổn định tối ưu hóa
    • Bộ điều khiển thích nghi nhận dạng mô hình (MIACs) [thực hiện nhận dạng hệ thống khi hệ thống đang chạy]
      • Bộ điều khiển thích nghi thận trọng [sử dụng SI hiện tại để sửa đổi luật điều khiển, cho phép cho SI không xác định]
      • Bộ điều khiển thích nghi quy đổi chắc chắn [lấy hệ SI hiện tại làm hệ thống chuẩn, giả sử không có sự không chắc chắn]
        • Bộ điều khiển thích nghi không tham số
        • Bộ điều khiển thích nghi có tham số
          • Bộ điều khiển thích nghi có tham số hiện
          • Bộ điều khiển thích nghi có tham số ẩn
    • Đa mô hình [Sử dụng số lượng lớn các mô hình, được phân bố trong khu vực không xác định, và dựa trên những phản hồi của cơ cấu chấp hành và mô hình. Một mô hình được lựa chọn tại mỗi thời điểm, gần nhất với điểm thiết lập mong muốn theo một số số liệu.[2] ]Điều khiển thích nghi với đa mô hình

Một số chủ đề đặc biệt trong điều khiển thích nghi có thể kể đến như:

  1. Điều khiển thích nghi Dựa trên nhận dạng quá trình thời gian rời rạc.
  2. Điều khiển Thích nghi Dựa trên kỹ thuật Mô hình tham chiếu
  3. Điều khiển Thích nghi dựa trên các Mô hình quá trình thời gian liên tục
  4. Điều khiển thích nghi với các quá trình đa biến
  5. Điều khiển thích nghi với các quá trình phi tuyến

Điều khiển thích nghi từng được sáp nhập với các kỹ thuật thông minh như logic mờ hay mạng nơ-ron và các thuật ngữ mới như điều khiển thích nghi mờ cũng được tạo ra.